Từ điển chính tả, Hoàng Phê

Vào ngày 4 tháng 2 năm 1995, ông Hoàng Phê đã viết lời tựa cho cuốn Từ điển chính tả, quyển sách thứ 2 viết về vấn đề chính tả được tin cậy, theo như tôi được biết, sau quyển Việt-ngữ chánh-tả tự-vị của Lê Ngọc Trụ.

Tôi vẫn thích trích dẫn lời tựa của tác giả như mọi lần, và quyển này sẽ khép lại phần chính tả trong tiếng Việt, vì tiếng Việt không chỉ có chính tả. Sở dĩ tôi chọn lời tựa của tác giả vì trong đó có nêu rõ nguyên nhân vì sao các tác giả chọn viết nội dung này mà không phải là nội dung khác. Tiếp tục đọc

thân phận lưỡng cư

Trong buổi giao lưu với nhà văn Linda Lê, có người đã đặt câu hỏi rằng, chị thấy cái gì là quan trọng: lưỡng cư, lưu vong, hay tị nạn?

Câu hỏi cho thấy vấn đề di dân là một vấn đề có thực, đã tồn tại và ảnh hưởng trong một cộng đồng người trên toàn cầu ở thế kỉ 20.

Sở dĩ vấn đề đó được đặt ra vì nó ảnh hưởng đến nhiều tầng trong xã hội, an ninh, an sinh, một sự trao đổi chất giữa các dòng văn hoá. Tiếp tục đọc

Việt-ngữ chánh-tả tự-vị, Lê Ngọc Trụ

Đây là lời tựa cho cuốn sách đã nói trên tiêu đề, có vài từ Hán-Nôm tôi chưa tìm cách gõ vào được, đó là từ trữ và từ giác [hào giác] sẽ bổ sung sau.

Từ cuốn này, sẽ biết nguyên nhân vì sao một vài từ ký, lý, mỹ là y mà không là i để sau này, năm 1995, ông Hoàng Phê biên soạn lại trong cuốn “Từ điển chính tả” của ông thành i như ban đầu đã được phiên âm.

TỰA

Trong một buổi hội-hợp hoạch-định phương-pháp chánh-tả để soạn-thảo bộ “Từ-điển Bách-Khoa Việt-Nam”, ông bạn quá-cố của chúng tôi, ông Đào-Văn-Tập đã nói rất hữu-lý, đại ý như vầy: Tiếp tục đọc

Cours de linguistique générale- Ferdinand de Saussure

Viết về cha đẻ môn ngôn ngữ học thật sự không dễ dàng. Vì làm sao viết đủ í của ông trong cuốn sách mà không làm khó dễ người đọc không phải chuyên ngành ngôn ngữ học?

Tôi phân vân mãi, rồi cuối cùng chọn giải pháp viết theo kiểu bán chuyên nghiệp, nghĩ gì viết đó.

Trong cuốn “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương” – bản dịch tiếng Việt tác phẩm Cours de linguistique générale, do Cao Xuân Hạo- nhà ngôn ngữ học người Việt dịch, thuận lợi là do một người nghiên cứu trong ngành ngôn ngữ, nên sự liên hệ giữa lí thuyết và tiếng Việt rất thú vị. Tiếp tục đọc

Louis Hjelmslev

Nhà kí hiệu học và ngôn ngữ học người Đan mạch, Louis Hjelmslev, sinh năm 1899, mất vào ngày 30 tháng 5 năm 1965. Hjelmslev, người sáng lập ra Hội ngôn ngữ học Copenhagen, người cố gắng làm rõ hơn và chặt chẽ hơn lí thuyết tổng hợp ngôn ngữ và kí hiệu học của Saussure. Đặc biệt, ông được biết đến như người phát minh ra Glossematik (ngữ vị học) (xem bên dưới), và hoàn thiện tính chính xác khái niệm ý nghĩa của một từ. Tiếp tục đọc

những bài giới thiệu tác phẩm của Trần Đức Thảo

Ở Việt nam, theo như tôi biết, có 4 tác phẩm của ông Trần Đức Thảo được dịch ra tiếng Việt.

1.Triết –lý đã đi đến đâu-Ban đại diện S.V.P.K. Văn-học và K.H.V.N., 1971

2. Vấn đề con người và chủ nghĩa “Lý luận không có con người” – nxb Tổng hợp Thành phố, 1988

3.Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức- nxb Khoa học xã hội, 2003

4.Hiện tượng học và Chủ nghĩa duy vật biện chứng – nxb Đại học Quốc gia Hà nội, 2004

Về thời gian xuất bản các tác phẩm bằng tiếng Việt có khác với thời gian tác giả xuất bản ngoài Việt nam.

Trong bài này, tôi giới thiệu 2 bài điểm tác phẩm sau: Tiếp tục đọc