giá trị bản thân

trong việc làm bên tuyển dụng này, mình gặp khá nhiều trường hợp, chỉ cần nhìn cách hành xử có thể hiểu được sự nghiệp bạn như thế nào.

mình vốn không phải thầy bói, càng không phải một người có thể đoán biết trước được tương lai. 

câu chuyện nên bắt đầu từ thì quá khứ gần nhất. chiều qua, mình tham dự một hội thảo dành cho giám đốc điều hành. cô bạn trong nhóm bảo, em có đứa em, đang du học ở norway về, đang nghỉ hè, nên em dắt theo làm quen. mình ừ, đang quan tâm vấn đề du học, lát hỏi em nó về nauy chút. lát em nó ra, mình nhìn sang kế bên, thấy một em mắt tròn, tóc dài, mình chán, không muốn nói nữa, nhìn lướt 1 lần rồi thôi.

một là ko í thức được đang đi dự cái gì, và ở đâu, thành phần ra sao. dắt theo cô bạn gái càng chứng tỏ mức độ nghiêm túc dành cho việc tìm hiểu của mình kém. đã kém như thế, mình không muốn mất thòi gian, vì nghĩ bạn này cũng không hiểu được hệ thống giáo dục của nauy cũng như con người nơi ấy. hiểu rõ trường mình và khu vực mình sống là ok lắm rồi. mình không có hứng thú với phạm vi hẹp như vậy.

mình không có chảnh, nhưng mình đánh giá con người rất nhanh. với lại các bạn còn trẻ, không í thức được việc mình phải làm, cũng ko chịu tìm hiểu, thì có cái gì tạo nên giá trị cho bản thân?

mình còn có một ca khó. bạn này là bạn của bạn thân mình, tuổi đời 26, tuổi này bắt đầu phải có kinh nghiệm 3 năm, trong lĩnh vực chuyên môn của mình. đến lúc nhìn cv thì hỡi ôi luôn, không hề có thêm kinh nghiệm bổ sung, và kinh nghiệm chuyên môn sâu. vậy thì 3 năm đó, bạn làm gi? làm những việc lao động phổ thông. bạn mình hỏi, có giúp gì được không, mình bảo, để mình tư vấn lại. phải đi học thêm vài khoá kĩ năng mềm, nâng cao lên vị trí công việc khác. đến lúc bạn gái này nhắn tin cho mình, e bit rồi c a. mình nhìn tn đoán được trình độ nhận thức kém, gửi tin cho người lớn tuổi hơn, lại đang là chuyên viên, viết tắt như viết với bạn bè trang lứa, là không ý thức được mình đang nói chuyện với ai, và phải xưng hô như thế nào. mình nhắn lại vấn đề của em không phải là ngoại hình.

bạn này sau đấy từ kontum xuống thành phố thì việc đầu tiên là tụ tập bạn bè cà phê, post hình lên face, mà có liên kết với mình chứ, hài ghê. mình nhận thấy, cũng không ý thức được về việc làm của mình, chưa xem nó là cấp thiết, đến mức, vừa xuống thành phố, người mình muốn gặp là những người sẽ cho mình cơ hội. mình không muốn mất thời gian, nên mình quyết định không gặp bạn ứng viên này.

từ những chuyện rất nhỏ, như nhắn tin cho người khác, đến việc tham dự các cuộc hội thảo đông người, nó đều thể hiện cái nhận thức của mồi người thông qua việc hiểu rõ các kĩ năng, thông tin, cách xử lí, kinh nghiệm có được với việc đối phó tình huống. hoặc khả năng nhanh nhạy khi tiếp xúc tình huống đó. tất cả những điều này có thể thất bại, có thể không được như ý, hoản hảo, nhưng nó cho thấy tâm thể của ta đối với hiểu biết, thu thập kiến thức, và nhìn rộng hơn, nó chính là cách ta sống trong cuộc đời.

cho nên, ứng viên bên mình, từ ngay vòng viết cv, đến cách trả lời tn là đã cho mình biết có nên nhận hay đầu tư cho bạn này không.

đó chỉ là một trong những cách thức xây dựng giá trị cho cá nhân mình.

còn muốn người khác xây dựng cho mình thì bắt buộc phải có giá trị với người khác.

có nhiều người nhiều bằng cấp, nhiều mối quan hệ, nhiều tài sản. họ tưởng họ đáng giá với mọi người. không, cái đó là cái họ có. nhưng để mọi người muốn có họ lại là chuyện khác.

giống sở hữu vàng trong cơn đói không có ý nghĩa gì.

mình chỉ có giá trị khi mình giúp đỡ người khác. chuyện này là chuyện đương nhiên. đừng nghĩ mình có bằng mba, thì mình có giá của mình, mà phải hiểu, cái bằng đó chỉ là cách anh chứng nhận bản thân anh đã chứng thực quá trình gian khổ để lấy được cái bằng này. còn việc  anh có mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp hay không lại là chuyện khác.

với quản lí cấp cao, tên gọi vị trí không quan trọng bằng khả năng anh mang lại doanh số cho công ti. nếu 1 cv có hơn 4 công ti cho khoảng thời gian 4-5 năm là phải xem lại. mức độ gắn bó với công ti là một bằng chứng cho thấy anh làm việc hiệu quả cho doanh nghiệp. và doanh nghiệp đã giữ chân anh lại. đánh giá về khả năng thử thách của công việc cũng phải trên 18 tháng, cho thấy anh ko phải dạng người cả thèm chóng chán. và với thời gian dưới 1 năm, vẫn chưa thoát khỏi thời gian thừ việc của vị trí quản lí. vị trí này đòi hỏi nhiều hơn so với vị trí nhân viên.

tiền nhiều hơn, trách nhiệm nhiều hơn, áp lực hơn, kinh nghiệm hơn, và thời gian ở lại lâu hơn.

 

Bình luận về bài viết này