bàn về chuyện trí thức

nhân đọc một bài về thầy D, một thầy có nhiều đề cập không liên quan đến kiến thức mà liên quan đến phong cách, mình cũng bon chen làm một bài về thầy.

mình không phải là học trò của thầy, không phải là fan hâm mộ, nhưng đã xem clip mang đến tên tuổi cho thầy bản đầy đủ. xem hơn một lần. 

mình có một cô bạn mở trung tâm đào tạo các quản lí cấp cao. cô bạn cũng thuê thầy về giảng, lương tính theo giờ, đúng chuẩn quốc tế.

thế mà hôm đi thi chương trình ceo, chìa khoá thành công, thầy D ngồi BGK, thì bạn lại run. chia sẻ với mình, bữa em thuê thầy, em cũng góp ý với thầy về nội dung giảng, em sợ thầy trù em :D. rõ khổ, làm ăn mà cũng sợ bị đì như thường.

theo trường phái giáo dục, phân tích dưới góc độ kiến thức thì mình thừa nhận kiến thức không nhiều, nhưng phong cách thì đạt. chỉ có điều, lại có điều tiếng này nọ đây, là thiếu chuẩn mực.

trong từ điển tiếng việt, khi bàn về chữ “đàng hoàng, tử tế” nghĩa từ đánh giá cao phần chuẩn mực chung của xã hội. nghĩa là, làm cha phải học các từ liên quan đến hành vi của cha, từ ngữ của cha, lời nói của cha. cha ở đây là một nghĩa rộng, được xã hội thừa nhận và áp đặt. đứng dưới góc độ xã hội học, nó là kết quả của một quá trình sai và sửa, phát huy, kế thừa của nhiều đời cha, và thuộc nhiều tầng lớp cũng như địa vị xã hội của cha tạo nên hình ảnh người cha chung. nếu một người cha trong nghĩa hẹp của gia đình làm không đúng theo chuẩn mực của sách vở, cha của cha, các ông cha khác xung quanh phạm vi, cha trong phim ảnh, cha của bạn bè thì người cha đó chiếm cảm tình của con khá là ít, khoảng 50%.

từ chữ “tử tế, đàng hoàng” đã như thế thì từ ” chuẩn mực” còn hơn một bậc. nó là một bộ lọc cao hơn thế. thường, nó được qui định trong hàng tinh hoa của cũ và mới. ví dụ như người cha học theo gương top 20 người cha điển hình qua sách vở, phim ảnh, đời thường, bạn bè xung quanh, cùng tầng lớp. địa vị xã hội, người cha cũ, thì hẳn người cha đó tố chất đầu tiên cần phải có là thông minh, khôn ngoan, và trung thực.

lúc tối, mẹ con mình bàn về ông thầu sửa nhà lần trước đã giải nghề do làm ẩu, mà tiền công thì cao. làm sao biết làm ẩu nếu không có người làm kĩ hơn. chuyện cũng đơn giản, cũng gọi tên là trét tường, lên sơn, chống thấm, nhưng cách làm 2 đội khác nhau. và thời hạn sử dụng cũng khác nhau, khác nhau khá rõ. thế là ông thầu ấy, càng làm càng mất khách, đến lúc nào đó, không thể sống bằng nghề nữa, phải giải nghệ, bắt tay qua làm nghề mới. mà nếu vẫn không đổi bản tính – thứ mà cần nhiều hơn sự khôn lỏi, thì với nghề mới, ông cũng sẽ mai một dần. đến lúc không còn có thể lao động được nữa cái ông nhìn thấy là sự nghèo khó.

vẽ một con đường đến cuối cùng không phải ai cũng dám nhìn. và không phải ai cũng có thể nhìn đúng, ngay cả mình cũng vậy. thế nên, bên Phật giáo mới có cái nhìn nhân quả cho việc này, bên khoa học gọi là logic. nếu anh cứ đi con đường này, nó có hệ quả này, anh vẫn cứ tiếp tục, thì đến cuối con đường, cái anh nhận được là kết quả của cả một quá trình anh tạo hệ quả.

vậy nên, mình cũng không quá câu nệ việc người khác làm việc xấu với mình, vì mình nghĩ rằng, cái xấu đó nó đi đâu? nó có thể đi đâu được? nếu nó không đi qua gia đình mình, bản thân mình thì nó sẽ đi qua gia đình người gây ra, bản thân người gây ra. cái xấu/ cái ác khi mình nhìn thấy ở 1 con người, nó không chỉ 1 lần, mà nó là nhiều lần, mình chỉ thấy có 1 lần. người thấy cái xấu cái ác ở một người chính là người gần gũi nhất, thân yêu nhất. cho nên, cái nghiệp nó sẽ lẩn quẩn gần đó đi ra, không phải ở ngoài đi vào.

thế nên, nếu mình làm điều xấu, con mình, gia đình mình, bạn bè mình là người đầu tiên bị ảnh hưởng. nhẹ thì ghét mình, nặng thì ngấm cái xấu cái ác đó. tình huống nào cũng căng thẳng cả.

nên biết cái giới hạn là cội nguồn của hạnh phúc 😀

trong giới học thuật, biết cái giới hạn là điều kiện đầu tiên phải biết. mình nghĩ là khi làm thầy người khác, hoặc là người sẽ đứng trên một vài người ở mảng kiến thức, hiểu biết, thì điều đầu tiên học được là hiểu mình đang nói gì, làm gì. điều đó nó là việc đứng trên nhiều người, đầu tiên là đứng trên mình. nếu mình không biết mình đứng ở đâu, làm sao có thể bảo mọi người rằng họ đang đứng ở đâu?

nó không giống như điểm mù nhận thức ở người xem bói. khi nhận câu hỏi: nếu thầy xem được sự giàu sang của người khác, tại sao thầy không làm mình giàu sang? thì thường họ trả lời rằng họ có một cái nghiệp, hoặc là họ không thể xem cho chính mình một cách trung thực nhất. họ đã bị ảnh hưởng bởi cái chủ quan của mình vào vận mệnh mình quá nhiều.

rõ là, khi đứng ở vị trí người thầy, điều đặc biệt liên quan đến là sự tiến bộ, trung thực, khách quan, và khoa học. chính điểm khoa học làm cho điểm mù nhận thức được giảm rõ rệt. mình mong là như vậy. hoặc giả, chính văn hoá nhà mình đã không cho việc chất vấn thầy là việc nên làm, nên từ rất lâu, thầy khi đóng vai thầy đã miễn nhiễm việc bị hỏi kinh nghiệm đối với vấn đề thầy trình bày.

tóm lại, khá nhanh gọn và bất ngờ rằng mình nhìn thầy D là thiếu chuẩn mực, tử tế, đàng hoàng. và như thế, mình sẽ không là trò của thầy với suy nghĩ học cái cấp tiến, khoa học. vì với mình, thầy mình phải có điều đầu tiên là tứ tế.

các bạn có quyền chọn thầy để học, chọn vấn đề để bàn, và chọn tự do tư tưởng để có thể phát triển.

Bình luận về bài viết này