tai lảng

tính viết tiêu đề là tai ngễnh. í là cắt trong tính từ nghễnh ngãng, viết ng theo cách viết mới là bỏ h luôn. nhưng tra từ điển thì không có mỗi từ nghễnh, mà phải đi chung một từ, dù từ ngãng đứng mình nó cũng ko có nghĩa. tức là đi tắt không được, nên phải đi nguyên, chọn một từ có nghĩa tương đương. 

sắp trao đổi một hợp đồng có giá trị 400tr lợi nhuận ròng trên năm, trung bình một tháng khỏang hơn 30tr, tự dưng hồi hộp. nghĩ đến cái nhiều tiền quá mà mình sợ mất nó, thì bỗng con người sinh ra hèn. nói với lãnh đạo của công ti bự đó mấy lần trước, không thấy gì, giờ bỗng dưng đâm ra chần chừ.

nên phải nghe nhạc. tối qua, nghe từ R&B đến rock từ Beyoncé đến Bon Jovi xong cuối cùng nghe bản R&B 70s của nhóm Heat wave.

biên độ rộng như thế là mình cũng cố gắng lắm rồi. khỏang 1 năm nay, không tài nào nghe được bản mới, nghĩa là nghe mới lần đầu. trong lúc khủng hỏang đôi chút này, cái mới mới được chen chân vào. thường list nhạc của mình, piano chiếm khỏang 70%, rock 20% còn 10% dành cho tâm trạng, nghĩa là sẽ có jazz, ballad, vocals, hay r&b như hôm qua. hiếm lắm mới có country.

đôi lúc nghĩ mình dại thật, sao không nghe được họ dây như violon, cello, hay guitar? nó cũng thú vị lắm hoặc những bản nhạc new age, nó tuy ngắn, nhưng nó cũng có cái hay của ngắn, nó tuy nhạt, nhưng nó tạo được sự thư giãn, quả là đôi khi nó có vẻ gì đó khuyết một chút so với sự dài của classic. hay đơn điệu với các quãng lặp của chính nó. nhưng đã sao, nó vẫn tạo được hơi thở của riêng mình.

khỏang hơn tháng nay, do gặp một anh bên nhà nước chơi đàn piano, nên phải về nịnh ảnh đôi chút bằng tìm xem pianist nào có cách chơi giống như vậy, tặng ảnh một đĩa. lúc đó mới lòi ra cái tai lảng.

thường thì mình nghe horowitz chơi schubert còn rubenstein thì beethoven. lâu không nghe, bắt đầu nhầm. bữa đó xui thế nào, nghe xong serenade nghe luôn horowitz chơi sonata moonlight. chẹp, ổng chơi có khỏang 1 phút mà mình xin lỗi chịu không nổi luôn. trên face của mình có 1 anh cũng nghe nhạc cổ điển, anh này còn là họa sĩ, bố vợ là sếp bên bộ văn hóa thông tin, cỡ mỹ linh. bữa, lúc còn contact với ảnh, ảnh nhảy vô bảo mình horowitz là nổi tiếng chơi chopin, còn rubenstein thì chơi mozart hay gì đó. mình nói, dạ tai em nó lảng nên không nghe đúng như giới phê bình âm nhạc chọn.

chẹp, mình nghĩ mình không có chảnh, hông lẽ người ta nói người miền bắc nấu miến ngan là ngon nhất, thế nên mỗi lần ăn món đó phải bay ra hà nội ? người ta nói là chuyện của người ta. mình cũng đúng là bọn người việt xấu hoắc. bảo thủ kinh khủng cái sở thích của mình. mở ngoặc, ủa chứ người ta thích nghe gì, ai chơi là chuyện của người ta, sao lại nhảy vô theo kiểu hướng dẫn vậy? mà nói đi cũng phải nói lại, để nghe được rồi kết chết ngắc như vậy là do hồi đầu chọn 1 bản dễ, giống như nghe beethoven chọn Fur Elisa mà nghe, còn nghe Mozart chọn Turkish March mà nghe trước. sau đó, nghe mỗi bản đó mà nhiều nhạc sĩ chơi, rồi chọn lại lần nữa ai là người mình thích. cái gout bắt đầu từ chuyện đơn giản như vậy, rồi đi từ từ. cái đó còn gọi là cái ngu chứ không phải cái gout đâu. tai người ta nghe bao nhiêu là lọai, cũng thời một bản nhạc, nhiều người chơi thì không chịu, nghe được có một người chơi. đâu phải chỉ ngu có như vậy, hồi chọn nghe thử sonata nghe từ Schubert, qua Chopin, cả Schumann nữa. chọn luôn một tựa đề nghe luôn, mà cuối cùng nhạc Chopin văng khỏi sở thích, Bach, Schumann, phải là điên không? sau này có đứa giới thiệu Mahler cho nghe, nghe cũng ko nổi luôn.

rồi giờ, đáng lí ra cái list phải có một lô lốc từ Mozart qua Bach, Tchaikovsky, Schubert, đến Chopin, Rachmaninoff văng hết khỏi bảng danh sách luôn. Rồi thay vì nghe từ sonata đến concerto, symphony cũng văng luôn, nghe mỗi sonata. bữa nào rối lọan lắm, cần giải tỏa khẩn cấp mới nghe đến symphony của Mozart. Còn concerto chỉ nghe mỗi dàn nhạc giao hưởng của Đức. đúng là lảng nặng.

giờ nhìn cái list, mới biết mình là đứa con nít suy dinh dưỡng, do kén ăn, chỉ ăn mỗi thịt, cũng ăn mỗi thịt bằm xào chứ không ăn được cả chưng tương, kho, hấp, quay. việc này, nếu có thời gian học nghe để đỡ lảng, mình sẽ bắt đầu bằng concerto của Chopin.

từ cái việc nghe nhạc cổ điển này mình mới bị hệ lụy đến cả nhạc new age. dòng new age mình chọn david land, brian crain, mới nghe ra cái ông brian này chơi giống anh bạn mình. nhanh, tông cao. nhưng ổng đâu có chơi classic nên phải chọn nghe thêm nữa.

lúc này mới lòi ra cái ngu là nghe không được haha. đúng là… không những classic mà cả các thể lọai khác, jazz nghe mãi chỉ nghe trong vòng 50s-60s-70, hôm qua phát hiện ra r&b cũng khỏang cỡ đó, 70s, rock 70-80s, pop 80-90s. còn gần đây nữa thì bão hòa, nghe cực kén. may mà trong friends list có anh bạn chọn hộ, tai ảnh chuyên r&b và vocals, tông trầm, hợp với mình, nên ảnh nghe cái gì, mình cố theo cái đó, may ra list nhạc còn phong phú thêm tí.

cuối cùng, mới phát hiện thêm anh massimiliano ferrati chơi những bản có tiết tấu nhanh, cao, đơn giản giống anh bạn mình đang muốn tặng cái đĩa. để mình chọn 1 đĩa anh này chơi. rồi ngưng luôn việc tìm pianist gian khổ này.

cái đau khổ của người nghe không được rộng là giới hạn. trong khi đời sống thì phong phú. thiệt thòi như thế mà không thay đổi.

 

Bình luận về bài viết này