game of thrones

khi ned stark mở cuốn gia phả của nhà vua trong phần 1 của bộ phim, ông phát hiện ra rằng con trai phải có cùng màu tóc với cha ruột của mình. sau đó là một bi kịch và từ bastard – con hoang được dùng khá nhiều trong các phim sản xuất sau phim này. nói chung, phát triển ngôn ngữ là một đề tài thú vị. có lần, mình tranh luận với một nhà nghiên cứu về việc một nhà thơ có thể sống ở ngoài quốc gia mình cho việc phát triển ngôn ngữ thơ của mình không, thì ông ấy trả lời, không thể, bởi nhà thơ phải sống trong chính xã hội đã tạo nên mình mới có nguồn tư liệu cho việc thực hiện thi hóa ngôn ngữ – bi kịch – của xã hội anh ta.

như vậy, đời sống bên ngoài đất nước, hoăc xã hội – vốn là nguồn cung cấp tư liệu sinh động cho nhà thơ không đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng tâm hồn thơ của họ. về mặt này, khảo sát ở nhà thơ sinh ra và lớn lên trong nước, còn trường hợp ngoài nước, liệu môi trường sống có đủ để anh ta tiếp tục cuộc đời thơ của mình hay không là một chuyện khác. 

mình vốn có một anh nhà thơ cổ, ngôn ngữ ảnh dùng thường là từ nằm trong sách vở từ năm 1975 trở về trước. phải nhấn mạnh cụm từ này vì ảnh không có tiếp cận sách vở, tư liệu sau năm này. và ảnh chỉ dùng mỗi một luật thơ là thơ đường luật. thể thơ này thì sau khi làm nhiều lần, nhiều năm, dài khoảng 30 năm thì mỗi lần ảnh nghĩ đến thơ là lập tức câu chữ đã hình thành nên luật của nó. mình nói ảnh nên giữ, dẫu rằng nó thuộc hàng đồ cổ nhưng bây giờ, và sau này không còn mấy ai chọn kiểu này để thực hành thơ nữa.

thậm chí thơ lục bát 6-8 cũng đã ngắt để thành thơ tự do, phá tung khuôn khổ 6-8 cổ lỗ của chính bản thân nó, và chỉ còn có thể phát hiện âm điệu của nó trong cách nhả vần và chữ. như thế, nhà thơ cần phải hay chữ hơn một bậc so với tiền bối và cũng hiện đại hơn một bậc. thể thơ tự do ở một nhà thơ như thể nghiệm văn xuôi vào thơ thì mình không thích lắm. vì đối với mình thơ là phải có vần và điệu trong đó. nó mang tính nhạc. còn không thì chỉ là văn xuôi chải chuốt.

câu chuyện này sẽ được viết vào dịp khác, sau khi tìm đọc lại những bài thơ mang nguồn cảm xúc khó tả mới có nổi cảm hứng viết về nó. trên blog mình cũng có một vài bài của nhà thơ octavio paz, nhà thơ mexico đoạt giải nobel văn chương năm 90. nói chung là mình thích mấy ông già hihi.

trưa qua, anh bạn mình nói anh nhớ chicken fill a, cửa hàng mà mình đã có lần nói, thuộc dạng fastfood và nhỏ gọn nhưng được nhiều người ưa thích. mình nói ừ, em đi với anh, em thì nhớ đi dạo. vì từ nhà mình qua đó đi bộ khoảng 10 phút. đi bộ ở đây rất tuyệt, dù cũng có rác rồi mấy thứ bi bỏ ngoài đường nhưng nhìn chung thì vẫn còn đẹp. đến đó, mình uống coke rồi nghe một câu chuyện ở bàn bên giữa 2 người phụ nữ.

mình nói với anh bạn mình, anh xem nè, cổ đeo bông tai giống anh đó, một cái khoen và một hột đính phía trên. vụ đeo tai này, lúc đầu, mình tính đeo một bên – bên phải, vì anh bạn mình đeo bên trái. ảnh mới nói em cẩn thận, vì anh tìm trên mạng mới biết là nếu nam mà đeo tai bên phải là gay, nên anh chọn đeo bên trái. em đừng đeo bông tai xong ra ngoài như nhắn một tin nhắn tôi là les nha. hehe, mình cũng tìm trên mạng thì phát hiện là đối với phụ nữ, việc đeo bên nào không quan trọng. đến lúc mình mua bông tai cho hai vợ chồng, thì mình đeo 2 bên, do lâu ngày không đeo nên sợ nó bít lỗ.

lát sau anh bạn mình thì thào, đợi cô đó đi rồi anh kể em nghe chuyện này. nghe thiệt là tò mò. ảnh nói cái cô em để ý bông tai đó, cổ có thai. mà thai của cổ với người đàn ông khác, không phải chồng cổ. có cái này nữa nè, cổ kể với cô bạn cổ là cổ cũng không biết ai là cha đứa bé. nghĩa là cổ quan hệ rất nhiều người – mình kết luận. ảnh nói thật khủng khiếp. mình vuốt tóc ảnh rồi nói nhưng cuối cùng chuyện cũng sẽ lộ với người chồng, vì đứa bé sẽ lớn lên mà không giống ba nó. ảnh nói anh hiểu cảm giác này, và người chồng sẽ mất lòng tin với đàn bà. anh bạn mình cũng rơi vào trường hợp này, đến năm thứ 14 mới chịu không nổi cảm giác nhìn nó giống ba nó quá.

điều mà anh khó chịu là họ nói với nhau về việc đó như kể chuyện phiếm vậy. điều đó thật là khốn nạn, không phải là cảm giác xấu hổ, tội lỗi mà là một câu chuyện như chuyện mua sắm ngoài chợ.

đến tối, mình mới nói anh biết không ở việt nam họ không muốn giấu chuyện này. từ lâu rồi, những câu chuyện về những đứa con ngoài giá thú bị giấu nhẹm đã dẫn đến việc họ lấy nhau, rồi có thai, rồi đến lúc hai nhà lên ăn hỏi mới phát hiện chúng nó là anh em cùng cha khác mẹ. mở ngoặc, mấy bộ truyện của hồ biểu chánh, sau đó thì họ làm thành phim/ cải lương để cảnh tỉnh xã hội. em có  một người bạn, anh này ngủ với nhiều cô đến nỗi không nhớ nỗi là có con rơi hay không, sau đó, vào một ngày, lương tâm ảnh thức tỉnh, ảnh gọi điện từng cô hỏi ảnh có con không, để ảnh nhìn, ảnh không muốn sau này con ảnh lấy nhau.

nghe xong anh bạn mình hỏi ngoài đời có thiệt không em, mình nói ngoài đời còn bi thảm hơn nữa anh ạ. họ lấy nhau, có mấy đứa con mới phát hiện ra là họ là chị em ruột. câu chuyện này lên báo, hai chị em này người miền núi, trong chiến tranh họ thất lạc nhau, sau này, họ sống với nhau mười mấy năm và không ngừng tìm kiếm người còn lại cho đến khi họ phát hiện ra người còn lại chính là vợ/ chồng của mình. nghe thiệt là khủng khiếp.

đến tối, lúc nằm trên giường, trong bóng đêm, mình mới nói với chồng mình, anh biết không, cái hôm ở nhà em trai anh, em phát hiện ra có ba người đàn ông trong phòng với ba màu tóc khác nhau. ảnh nói now, you know.

Bình luận về bài viết này