học

bỏ hết cả buổi chiều ngồi đọc entries của một bạn ngoài hà nội viết. mới hay, đúng như nhận xét cách đây nhiều năm từ một nhà nghiên cứu, hà nội vẫn là nơi phát triển các văn sĩ trí thức, miền trung thì  nổi tiếng với dân nghiên cứu học thuật, dân miền nam thì mới, cái gì mới thì có mặt ở miền nam.

cũng có những trường hợp cá biệt, nhưng đa số là như vậy. 

mình theo lí thuyết khi di chuyển đến một địa phương để sinh sống, người ta mang theo thói quen và trí nhớ của mình để hình thành nên một thói quen xã hội mới. ví dụ, khi qua bên này, nhìn cách ăn đồ ngọt dành cho buổi sáng của người ở đây, mình hết sức ngạc nhiên, tại sao mới sáng sớm, vị giác còn chưa hồi phục sau một giấc ngủ dài, mà đã cho tiếp xúc với vị ngọt gắt như vậy? sau đó, thì mình liên tưởng rằng vị ngọt đó kích thích thèm ăn cho cả ngày.

hậu quả là, bây giờ, chế độ ăn nhiều rau quả và ít thịt của dân châu á được khuyến khích trong chế độ ăn hiện nay. điểm mình thích nhất ở dân việt mình là chế độ ăn theo mùa, mùa nào thức nấy. điều này xuất phát từ miền bắc, nơi có khí hậu bốn mùa rõ rệt, và thể hiện con người hòa mình cùng thiên nhiên. thể theo cách thức cây cối phát triển mà tiếp nhận, thuận theo vị của đất trời.

ở đây, sự can thiệp của khoa học kĩ thuật vào môi trường đã xóa nhòa ranh giới của các mùa, hậu quả là táo hay dâu của mùa hè đều có ở bốn mùa. và hậu quả tiếp theo là thức ăn bốn mùa như nhau. theo mình như thế là đơn điệu và tẻ nhạt. cũng giống như yêu một người, lúc đầu bị hấp dẫn bởi tính khác biệt. sau đó vì phải thay đổi để cảm thấy dễ chịu khi ở bên nhau, rồi dẫn đến nhàm chán lúc nào không hay.

cho nên, làm người là khó, lúc nào cũng phải thức tỉnh ở mọi hoàn cảnh, không phải để mệt mỏi mà là để cảm nhận, và nhận biết sự vật hay bản thân mình tại mọi thời điểm trong mọi hoàn cảnh. mình mất 34 năm để học mỗi việc này. ở các nước phát triển, việc đầu tiên giáo dục cho trẻ nhỏ là dạy bé tự nói được cảm xúc của riêng mình. khi một từ xúc cảm được nêu ra, và làm rõ với đối phương, người trò chuyện, thì đứa bé sẽ vững tin vào các giác quan của mình, cảm nhận và ý chí bản thân mình hơn.

mấy bữa trước, ba chồng cho mình một tài khoản online để tham dự các khóa học. ông ấy bảo con cứ vào thư viện chọn chương trình con muốn, rồi con theo học, chương trình học ở đây mắc, khoảng $100 cho một chương trình. như vậy còn chưa mắc như cái chương trình tâm lí học mà mình chọn cách đây 4 năm. cái trường đó nằm trong danh sách 50 trường có chương trình tâm lí học tốt nhất ở mĩ, giá một giờ là $1000. để hoàn tất thạc sĩ, mình phải đạt được 200-300 học phần, tương đương 50k/ năm. học theo học phần, học xong thì làm luận án tốt nghiệp. mình thích chương trình này, vì nó chỉ toàn tâm lí học chuyên sâu, và các giáo sư trên này có những đầu sách ấn tượng.

nhưng chuyện đó là chuyện của 3 năm nữa, không phải bây giờ. ông xã mình, có lần hỏi anh thiệt không hiểu tại sao em lại chọn ngành tâm lí học? vì cái đó nó trừu tượng, không như cái ngành web của anh, áp lệnh, chạy được hay không là biết liền. còn cái tâm lí của em, nói thiệt là anh không hiểu chức năng gì. mình mới trả lời, khi anh nói chuyện với một người, em đồng í là mọi người đều có quyền nói cái mình muốn, làm cái mình thích. nhưng nếu anh biết được niềm tin của người đó nằm ở đâu, và tại sao họ lại chọn nó – í em là tôn giáo và tín ngưỡng – thì anh sẽ hiểu rõ nền tảng của nhận thức người đó. em làm bên nhân sự, mỗi lần phỏng vấn em chỉ có 20 giây ban đầu là em lập tức hiểu thành phần xuất thân của ứng viên, qua các câu hỏi em sẽ tìm được tầng lớp, kĩ năng nổi trội, mong ước, cố tật của họ, và dù họ không nói ra em cũng biết được hoàn cảnh gia đình của họ. cái đó là gì nếu không phải là tâm lí học? để điều khiên một con người, người ta dựa vào hai ngành, triết học và tâm lí học, như vậy không phải thú vị sao.

đương nhiên là mình bảo vệ quan điểm của mình khi mình lựa chọn một quyết định, ông xã mình lúc đó nhìn mình hơi e sợ, giống như nhìn thấy cảnh sát ngay cửa nhà, em muốn điều khiển người khác à. mình bật cười ha hả.

kì trước mình có nói vụ kết hôn giả mà mình bỏ sót một thành phần – thành phần chuyên nghiệp. câu chuyện được nghe kể từ một khách hàng bên úc, chị này kết hôn với một người đàn ông để qua úc định cư. bên úc, kiểm tra việc kết hôn rất khắc nghiệt, nghe nói có khi cảnh sát nhập cư đột xuất vào nhà và hỏi đại loại như hai người làm tình kiểu gì, đồ lót màu gì. nên có anh đó, ảnh chuyên làm nghề này, cứ sau 3-4 năm thì ảnh cưới vợ một lần. cảnh sát ngi người đàn ông này nằm trong đường dây chuyên lo như vậy, nên hay kiểm tra. cảnh sát kiểm tra không bằng vợ kiểm tra. nghe nói chị vợ dọa, chỉ cần anh này léng phéng với khách hàng là chỉ cắt ngay. chị vợ còn mafia hơn cả cảnh sát.

trở lại khóa học mình xem, đó là clip có nội dung về tôn giáo. ba chồng mình là người thiên chúa, ông ấy được hơn 74 tuổi, bây giờ ở nhà, mỗi ngày online học các chương trình trên mạng. mình xem mà trong lòng phục ba chồng ghê, 74 tuổi mà còn học, dù hình thức thì dễ chịu hơn nhiều, và còn chịu khó học cái mới như vậy.

ba chồng còn cẩn thận nhắn tin, con đừng mua các chương trình học mà không hỏi í ba trước, vì nó mắc lắm. anh chồng mình nhắn tin, ba yên tâm, con không có tiền mua mấy chương trình này đâu. haha

hôm nay thì mình học bằng cách xem youtube nói về vị trí support trong trò chơi video game mình đang chơi. bây giờ, biết thêm cái trò mà anh chồng mua hôm trước gọi là card game.

Một suy nghĩ 2 thoughts on “học

Bình luận về bài viết này