kiến trúc thượng tầng

mặc dù triết học marx đã thuộc vào phần lỗi thời trên đà phát triển các học thuyết hiện đại. và trong vòng hơn 100 năm đổ lại đây hầu như tất cả các tinh hoa đều dồn về nước mĩ. tại sao lại không dồn vào các nước khác mà dồn vào mĩ? vì họ mở, chính sách mở này gần như từ kinh tế, khoa học, cho đến các mặt nghệ thuật. và chính họ mở nên thành phần điên rồ cũng xuất hiện ở đây. nước mĩ khi công bố cho phép kết hôn đồng giới ở một số bang, các bậc phụ huynh chỉ biết kêu trời. như cô con gái riêng của ông xã mình, cổ tuyên bố thẳng thừng trên face là cổ yêu phái nào cũng được.

nhưng nước mĩ cũng có trào lưu cổ động phong trào nề nếp. ví dụ, bộ truyện chạng vạng đình đám một thời, tác giả này cổ vũ việc không quan hệ tình dục trước khi kết hôn. vụ này mình mới biết hehe, chứ hồi mình ôm cả bộ ngồi đọc ở quán cà phê cà lat – quán này đóng cửa rồi, thì chỉ thấy cái anh chàng vai chính ảnh không muốn cắn cổ quá sớm thôi. cho đến khi cô giáo trong lớp tiếng anh mình nói mình mới biết. 

mấy ngày qua, mạng sôi sục vụ đại hội 12 ai đi ai ở. mình thấy mình đồng quan điểm với anh lê công định, đi hay ở thì quyền lợi dân tộc cũng không được đặt lên trên. các câu phát ngôn màu mè cũng chỉ là bịt mắt dân trong thời gian dài. vẫn còn u tối trong vài thập niên nữa. từ khi ra khỏi biên giới việt nam, mình được đọc các trang trong nước cấm. 2 hôm nay, ngồi đọc mê mẩn một blog có tên là beo bên blogpost, trang này bị chặn ở việt nam. cô là nhà báo, mình mới đọc khoảng 30 bài gần đây nhất, nên chưa biết nhiều về quá khứ của cổ. một người sắc sảo và ngang tàng. nếu phạm thị hoài là người sắc bén và có khuynh hướng độc đoán, thì phan việt lại nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần cứng rắn. đến cô beo này vừa mềm vừa cứng.

trong một entry cổ viết về cô giáo dạy bale của cổ có cuộc hẹn với một chàng trai, mà chàng trai này trẻ hơn cô giáo đâu chừng mười mấy tuổi. cổ kết entry đó bằng một câu kết chất lượng sống ở phần sâu thẳm là đây. ý là – theo ý mình- cuộc sống không còn bị ngăn chặn bởi hình dáng bên ngoài, chỉ còn theo tiếng gọi con tim. mở ngoặc, cô giáo của cổ khoảng 70 tuổi. tối qua, hai vợ chồng mình vào một nhà hàng của người brazil, ở đó họ có một cái bàn có các thức ăn nhẹ, như salad, thịt nguội. mang cái đĩa đến bàn, trên bàn có một tấm thẻ 2 mặt, một mặt màu xanh lá, và mặt kia màu đỏ. nếu bạn để mặt xanh lá lên thì người phục vụ, cầm ghim thịt mang đến cắt tại bàn theo phần bạn muốn ăn. họ cầm xiên thịt đi vòng vòng với khoảng 5-6 loại steak, thịt heo, bò, gà, cừu rất là hấp dẫn. nếu người phục vụ thấy bạn để bảng màu đỏ họ hiểu bạn không nhận thức ăn, nên khi đi ngang bạn họ sẽ đi luôn, xem như không phục vụ. bọn mình ngồi ăn đâu khoảng 1 giờ, nghĩa là ăn hết cỡ. lúc đầu mình cầm cái đĩa lấy một ít salad thì ăn hết rồi, nên mình mới cầm cái đĩa quay lại chỗ thức ăn nhẹ, khi mình đứng lên, cầm cái đĩa theo mình, ông chồng mình mới nhẹ nhàng nói, em để cái đĩa đang ăn lại bàn, đến đó cầm cái đĩa mới mà lấy. mình nghĩ cầm cái đĩa mới theo thì họ mắc công rửa, mình bảo để mình cầm đĩa mình cũng được. đi được vài bước tự dưng hiểu ra, cầm cái đĩa quay lại bàn. hóa ra, cái phần thức ăn nhẹ đó được tính vô phần ăn rồi – phần ăn $60, cái việc cầm cái đĩa mới đó là tính thêm 1 phần ăn nữa. họ cho ăn bao nhiêu cũng được nhưng ưu tiên thịt. còn phần rau do mắc hơn thịt, nên chỉ được lấy một lần. phần ăn này bằng hai vợ chồng ăn 2 ngày. vậy mà, lúc mình ngu ngu cầm cái đĩa đi lấy thêm thức ăn – vì mình nghĩ nó giống buffet, trả tiền khi mình vào khu vực và muốn ăn bao nhiêu thì ăn – vả lại thịt là thứ mắc ( chỉ đúng ở việt nam) mà họ còn cho ăn bao nhiêu thì ăn thì mấy món salad này sao lại tiết kiệm. vậy mà chồng không nói tiếng gì về cái sự, nếu mình thực sự muốn ăn thêm, sẽ cầm cái đĩa mới đi lấy – ổng biết lúc đó riêng phần mình ăn là phải trả $120 – ổng vẫn không nói tiếng nào, chỉ nói em để cái đĩa đang ăn lại bàn, lên đó lấy đĩa mới. chẹp, may mà mình đi vài bước tự dưng nghĩ cái vụ đĩa mới mà quay lại bàn.

cái này không chỉ một vụ đâu. hồi bọn mình thuê cái thùng để chở đồ chuyển nhà từ bellevue sang las vegas. sau khi nhận cái thùng xong, đến tối hôm trước khi đi mình mới nói em lo cái xe của anh không đủ sức kéo. mặc dù cái cần xe của ổng có ghi rõ là trọng lượng có thể chịu được của cái càng là 7500 pounds, khoảng 3500 kí của mình. ổng mới nói em ngây thơ vậy, trước khi anh thuê cái thùng xe, bên công ti cho thuê thùng họ đã hỏi xe của anh hiệu gì, rồi họ giở danh sách bên kĩ thuật ra xem, rồi họ mới cho anh thuê cái thùng xe mà xe anh có thể kéo được. mình mới ớ người ra, ở việt nam cho thuê thì thuê thôi, còn việc có chở được hay không họ đâu có quan tâm. mình mới nghĩ, thì ra cái hãng uhaul này đã liên kết với kĩ sư của các hãng xe hơi trên toàn nước mĩ, mỗi khi các hãng đó ra xe mới là họ sẽ tính toán thùng nào hợp. vì cỡ thùng cho thuê của họ cũng chỉ có 3-4 mẫu chứ không nhiều. để có thể sử dụng tối thiểu phát huy tối đa.

cô beo cũng ở mĩ. cổ ở boston. mình thấy may mắn khi tìm ra blog cổ, vì mình sang đây, không quen ai nhiều, và mình cũng thất vọng với người việt của mình ở mĩ. mình đọc các tạp chí của người việt thì y hệt như báo lá cải ở việt nam những năm 80. đầu tiên là quảng cáo – dày đặc 80%. sau đó là tin dịch từ tin của mĩ – tin này thực sự không cần thiết, vì đọc trực tiếp còn nhanh hơn nhiều. không biết ai đọc tin tức từ mĩ dịch sang tiếng việt này. sau đó là mục gỡ rối tơ lòng, mục này thì thua xa chị hạnh dung bên báo phụ nữ về trường hợp cổ lổ và tính hiện đại. sau đó đến vụ tử vi, cuối cùng là các vụ liên quan đến tin trong nước. chẳng có tin gì gọi là phát triển cộng đồng người việt như các mục gặp gỡ, hoạt động xã hội, thiện nguyện gây quĩ trong cộng đồng. đọc xong ngán quá trời. thôi thì từ từ đọc và từ từ học.

mấy bữa trước có một anh trên face mình đưa tin tony bị bỏ gạch nhiều, chỉ riêng cái vụ internet banking là đau hết đầu. nói vụ này, thì bài học mình học đau đớn từ lần đi sang singapore mua hàng. lúc đó có thẻ visa acb, bay qua sing, cầm theo tiền mặt có 5000 là mức tối đa cho phép, rồi mình qua đó rút thêm 4000 nữa vì đơn hàng lần đó gần 10.000. lần về, ngân hàng trừ mình 400 usd tiền chỉ rút tiền mặt. còn phí thì có hai phí, phí giao dịch quốc tế và phí chuyển ngoại tệ. chẹp, nói lại vụ giao dịch internet banking. lần mình sang singapore mua vé máy bay bay qua malaysia, đến lúc vô tài khoản thanh toán, thì ngân hàng gửi email báo mình nhập mã số giao dịch của ngân hàng từ số điện thoại ở việt nam. mình hỡi ơi, đang ở sing, mạng viettel đâu có phủ qua tới đây. một đứa bạn mình nó hay bay tùm lum ở châu á, một năm nó dùng 2 cuốn passport thì đủ biết nó bay khủng cỡ nào, có thẻ bạch kim của vna. mình hỏi em có xài roaming mobi không? vì nó vẫn phải thanh toán tất tần tật các khoản, nó nói lúc đầu em cũng xài, sau chết tiền quá, hóa đơn có khi lên đến 10 triệu tiền điện thoại. mà em nó làm cho công ti nước ngoài, mấy khoản này công ti trả hết, nên bây giờ công ti cho em khoản mua sim tại quốc gia em qua, trong ví em nó có sim của 8 nước đông nam á. đến nước nào, xài sim nước đó, vừa tiết kiệm tiền vừa tiện. hỏi em có thanh toán internet banking không? sao được chị, ăn uống cà thẻ, thậm chí nó có 8 loại thẻ visa tại các nước khác nhau. ý là có trương mục ngân hàng, đến nước nào xài thẻ nước đó, tiết kiệm luôn 2 khoản phí từ ngân hàng trong nước. dân mình cầm thẻ qua nước ngoài quẹt, nhìn sung sướng, nhưng cái đó gọi là chưa phải giàu đúng nghĩa, mà cũng không phải dân chơi sành điệu. dân mĩ đi du lịch dịch vụ họ tốt đến nỗi bao luôn dịch vụ 120 nước trên thế giới không tính bất kì phí nào. ví dụ anh bạn mình là khách hàng 1 ngân hàng ở mĩ, qua việt nam rút tiền mặt, ngân hàng việt nam, cụ thể là cây atm ảnh rút, trừ phí 2 triệu cho một lần rút. ảnh nói thẻ ảnh bị trừ nhưng về đến mĩ thì ngân hàng thẻ ảnh trả tiền lại tài khoản đúng 2 triệu này. mình mới ngớ người ra, vậy khoản này ai chịu? không lẽ ngân hàng ảnh chịu thiệt? ảnh nói không biết, nhưng nó chẳng lấy phí gì, kể cả phí duy trì thẻ. ở ngân hàng acb mình đang mở thì phí duy trì tài khoản trừ hàng tháng, và phí thẻ mỗi lần rút nội địa, phí giao dịch online, trừ thanh toán điện, nước, điện thoại. nhưng, chỉ có công dân mĩ mới được, còn ngoài ra thì phí cao.

vậy là vụ anh tony nói vui cho sướng về cái chuyện bà bán cá với ông mua cá ở xuyên lục địa là ba xạo. mình thì chỉ đọc lõm bõm vài câu chuyện, có chuyện mình thích, có chuyện mình không. nhưng mấy ông trên face mình thì ác, loại bình dân học vụ là mấy ổng ghét, đá cho tanh bành. ví dụ có một ông tự dưng đặt câu hỏi một cách bâng quơ, tô tử thanh là ai, mình tìm trên mạng thấy ông này có thông tin đầy đủ trên wiki. mình mới đặt câu hỏi, một ủy viên quốc hội đã về hưu sao lại có thông tin tường tận như vậy trên mạng? hoặc như vụ bên thắng cuộc của huy đức, lên trên wiki là họ ghi rõ bên ủng hộ và bên phản biện. bên phản biện nói là anh này có đến nghe chuyện chúng tôi xong về ghi lại theo ý của mình. mình thì không thích anh huy đức, vì đọc mấy lần trên báo thời báo kinh tế saigon ảnh viết gian. gian là lấy thông tin nhiều chiều lắp qua lắp lại, mập mờ con lận. ví dụ, nếu bạn nào đọc đèn cù của trần đĩnh, thì lúc lên mạng gõ ra vụ án xét lại của đảng, thì sẽ ra thông tin. và thông tin tham chiếu từ 2 cuốn đèn cù của trần đĩnh và bên thắng cuộc của huy đức. biết ngay là thông tin này có sau 2 quyển sách kia. và nếu đọc sâu một chút sẽ tự hỏi, trong toàn quyển đèn cù, có một cái nghị quyết 9, sau khi nghị quyết này ra đời thì ba người: hồ chí minh, trường chinh, và võ nguyên giáp về vườn. thì tìm hiểu thời gian cũng như nội dung của nghị quyết này hoàn toàn không có thông tin trên mạng. lúc đó mới thấm câu của lê công định, việt nam từ năm 1946 đã không còn quyền dân chủ. tất cả hoạt động của nhà cầm quyền là dựa dẫm vào nguồn tài chính bên ngoài, là sự sâu xé nội bộ sâu sắc, là sự diệt trừ các nhân tài, người có năng lực cho việc củng cố quyền lực và phe cánh. còn phơi bày một sự thật đau lòng khác là chính quyền ta bất lực. không có tài năng điều hành chính quyền thực thụ.

cái nỗi niềm thất tình này, lúc mình phát hiện ra không khỏi chua xót trong mấy ngày liền. thực lực cánh sinh của chính quyền là không có đừng nói gì đến xây dựng và phát triển. các đường lối phát triển kinh tế trong lâu dài gần như vay mượn bốn phương tám hướng để đề ra cho đầy chữ, tràn trang. dĩ nhiên mình yêu nước, mình cũng biết biện pháp gần thì nâng cao dân trí, biện pháp xa thì thay đổi cơ chế. nhưng dưới góc độ một đời người- mà mình đã đi hết 2/3 rồi- còn thấp cổ bé miệng nữa thì không làm được gì. thôi thì nói cho vui, cho biết mình cũng để tâm đến vận mệnh nước nhà, cũng buồn, cũng đau cho xã hội. nhưng việc làm cụ thể thiết thực thì mình lo mình trước đã, rồi lúc đó hô hào trên mạng sau cũng được. thật khốn nạn thân mình.

Một suy nghĩ 2 thoughts on “kiến trúc thượng tầng

  1. thân chào bác,

    Đã lâu chưa ghé thăm nhà bác, bữa nay ghé lại chơi thấy bài này tôi đồng cảm với bác ạ!

    Tôi khoái nhất cái kết “thật khốn nạn thân mình”, vì nó cũng diễn tả không thể trật cái tôi thấy về mình, bác ạ! 🙂

    Hôm nào rảnh xin được nhờ bác giảng cho tôi về umberto eco, tình cờ tôi mới quan tâm tới cụ ạ!

    Thân chúc bác những ngày tốt lành! 🙂

Bình luận về bài viết này