sử và ngoài sử

mới đọc xong quyển “trần, biên khảo lịch sử” của bác đại trường. quyển này thú vị, nên phải viết vài dòng kẻo sau này quên.

để xem mình đã đọc bao nhiêu quyển của bác trường, mình phải lên goodread mở qua trang của bác trường để xem. trên trang này có tổng cộng 9 cuốn của bác trường. mình đọc hết 5 cuốn.

mình không xem cuốn “chuyện phiếm sử học” mà nhã nam vừa làm, vì mình thấy có thể không nghiêm túc, nhưng cũng có thể có vài điều trong đó. nhưng đã xuất bản trong nước thì tính chân thật chắc ít nhiều bị bôi bôi xóa xóa rồi.

cũng như hai vụ gần đây là tấm ảnh chụp người dân đổ xô lên thang trực thăng trong ngày 30 tháng 4 năm 75 của nhà trẻ, và mấy tuần trước, trên trang viet-studies bác dũng cũng đưa một hình ảnh bị cắt ông bùi tín trong một bức có mặt ông võ nguyên giáp.

nói chung là tẩy xóa chứng cứ lịch sử trắng trợn.

nhưng bây giờ dân không im nữa rồi, bắt đầu có người chỉ ra, lên tiếng như vụ lên tiếng các quan chức dành phần huấn luyện viên và bác sĩ đi tham dự thế vận hội vậy.

không như những năm trước, mình biết tự mình xấu hổ trước, còn bây giờ, dân nó coi chính quyền cũng không ra gì, lớn tiếng hơn rồi. nên mình đồ rằng thời gian tới, công an, cảnh sát trấn áp nhiều hơn.

trong 9 quyển của bác trường, có một quyển đó là “những bài văn sử” theo mình thì đã nằm gộp trong cuốn “những bài dã sử việt” được xuất bản sau đó. mình có 2 quyển không có trên goodreads là “một khoảnh việt nam cộng hòa nối dài” và “việt nam nhìn từ bên trong”. hai quyển này, một quyển được viết khi tác giả đi cải tạo.

mà ông ấy thường trích lại vụ có lần trưởng đội bắt người cải tạo ra xếp hàng bắn. chi tiết này được viết nhiều lần trong các tác phẩm. cũng như, khi mình đọc “trần, biên khảo lịch sử” thì chi tiết họ trần là người sống bằng nghề sông nước.

và lấy nhau trong họ cũng khá nhiều. vụ trần khắc chung, vốn từ họ đỗ chuyển sang họ trần, lúc rước công chúa huyền trân từ nước chăm về đã cố tình đi lòng vòng mấy tháng để thông dâm cũng được nhắc đến.

nghĩa là mấy việc liên quan đến nhà trần, được nhắc trong ” sử việt, đọc vài quyển” và “một bài sử khác cho việt nam”, cũng sẽ thuộc lòng chi tiết trần thủ độ là người lộng quyền. và họ trần cũng có người bán nước cầu vinh.

nhưng chi tiết “triệu quang phục, trần hống, trần hát” vốn là từ thần sông và ma da dưới nước mà ra thành tích và trở thành thần thì được nhắc đến trong “thần, người, đất việt”. trong cuốn này được nhắc lại lần nữa.

và cũng nhân việc đó nhắc đến việc tự dưng vua hùng nhảy từ trong văn kiện ra miếu đâu những năm 1950 để thờ ngay biển cùng với ma da được lập từ thời trần.

trong cuốn này, tác giả cũng đề xuất là chính trần thủ độ đã cho xây đập sông hồng, không phải để chống lũ mà là để nuôi lũ. xây cái đập đó nhằm mục đích dân bờ yếu thế hơn dân sông nước. kết quả là, đến cuối đời trần, thì thân tộc trần không còn đi biển nữa, ở lì trên cạn và mắc bẫy của ông trần thủ độ, nông nghiệp không phát triển, do không có nước.

nhưng, ngay đầu quyển sách này, nhân vật gây chú ý, hoặc gây hứng thú để bác trường viết về trần chính là tác giả  sáu chữ vàng, trần quốc tuấn. trong “một bài sử khác cho việt nam” bác trường cho rằng nhân vật này, chẳng qua là được tô son trát phấn làm nên khí thế anh hùng dân tộc.

còn trong biên khảo này, nhân vật tuấn có một chí báo thù cho cha, mà cuối cùng không làm được, vì dòng chính làm vua khôn ngoan quá. đến cuối đời, nhắm mắt thì thù cũng chưa trả được. ông tuấn là thầy phù thủy. tác giả đặt câu hỏi hay ở đây “có ai thắc mắc tại sao nguyên cả họ trần theo đạo phật mà chỉ có ông trần quốc tuấn là thầy phù thủy?”

cái thắc mắc này chắc phải đợi ai đó, võ công cao cường và thâm hậu như bác trường mới tiếp giải được. nhưng mình nghĩ rằng, không còn ai đâu, vì sử liệu đã bị tẩy xóa để viết lại sử nhồi nhét theo văn kiện đại hội đảng.

chứng cứ, tư liệu lịch sử và môn khảo cổ cũng bị tiêu hủy hết rồi, để đào lại lịch sử lần nữa phải có một học vấn rộng, một quyết tâm cao độ tìm ra bằng chứng sự thật, và phải có một ít máu – phản -động hoặc bất – mãn mới có thể làm được.

cái mà khoa học gọi là óc phản biện.

mấy ngày trước, dân mạng truyền nhau một định nghĩa, nguồn gốc từ cuốn đèn cù của trần đĩnh về cách thức chính quyền dặt tên cho các sự kiện như thế nào.

một tài liệu hay để nhớ lại thời đại ngày nay.

mình có ghi trên goodreads là “và những chuyện khác” mới là cái hấp dẫn trong biên khảo này. trong những chuyện khác đó, có một chuyện nói về bác hồ của chúng ta không có trình độ. nếu đọc trong cuốn đèn cù sẽ thấy rằng có vài lần, bác không được lên bục nói chuyện. thì trong đây nói là lí do sợ bác nói chuyện, lộ ra là người không có trình độ.

xây tượng đài thần thánh nên giờ thánh không thành thần được cũng phải ráng làm thần. câu chuyện này, mặc dù chỉ là chuyện chưa được chứng thực và có thể chẳng bao giờ có chứng thực được. thì nó để lộ ra rằng tất cả lãnh đạo nhà nước ta, từ thời sơ khởi là người không có trình độ.

nên phải xây dựng một hành lang bảo vệ bí mật quốc gia này bằng văn nghệ sĩ và bằng báo chí tuyên truyền.

đến nay thì nó lòi ra rồi.

hồi chưa lâu, khi mình bàn về sử việt, mình có nói về các mốc thời gian, bác trường cũng đưa ra những mốc thời gian, theo mình hiểu, ý gửi gắm lại các nhà sử sau bám sát hoặc tham khảo đó để tìm chứng cứ lịch sử.

các mốc thời gian: 1945, 1955, 1975 và 1986. theo cái biết của mình thì mốc năm 1945 chính là năm khai sinh nước việt nam dân chủ cộng hòa, năm 1955 là năm bắt đầu chiến tranh việt nam. năm 1975 là năm thống nhất nam bắc. và năm 1986 là năm bắt đầu đổi mới.

nếu theo đó nữa thì năm 1995 là năm sụp đổ liên xô.

chuyện bên lề còn nói thêm rằng các khảo vật được đào trong miền nam đã được tịch thu và ém nhẹm, không hề có báo cáo gì về các quá trình khai quật này. nhờ vậy, tác giả mới nói bóng gió đến việc chôn lính vnch đứng, rồi lấy mày cày ủi qua đầu cho chết. y như polpot.

những việc này, thế nào bác cũng đề cập trong 2 cuốn còn lại, một khoảnh việt nam cộng hòa nối dài và việt nam nhìn từ bên trong. nhưng từ từ đọc.

hôm qua, đọc một bài mẫu viết về sự kiện và nhân vật của nhà đông a, đang tuyển người làm biên soạn sách. nhìn thì biết mấy bạn làm giống như britannica. nghĩa là nêu sự kiện vừa rộng, vừa sâu, lại cô đọng.

mình nhìn 2 đề tài thấy hấp dẫn lắm, viết về trần thủ độ, và phật giáo thời lí. đó là lí do mình đọc trần, biên khảo lịch sử. còn về phật giáo thời lí là do bắt đầu thời này, đạo phật hưng thịnh, rồi phát triển rực rỡ qua thời trần.

nhưng mà, mình biết thích thì thích vậy chứ không phải kiểu của mình, vì mình kém về sự kiện, coi ngày tháng một hồi là loạn. thành ra, cứ tự hỏi nếu đậu rồi có làm lâu dài không?

 

tran - bien khao

hình minh họa cho việc bác trường gọi trần quốc tuấn, không phải trần quốc toản

Một suy nghĩ 4 thoughts on “sử và ngoài sử

  1. cả trang chụp này, với các trang sau, hay cả bộ ba về trần đó, đều không thấy có đoạn nào nói trần quốc tuấn là tác giả của sáu chữ vàng. sử liệu trong nước ít ỏi, mong được chỉ giáo rõ thêm.

Bình luận về bài viết này