nguyên bản

thường thì quan điểm cá nhân rất hạn hẹp, nhiều khi thấy mình cực đoan, nhưng để chấn chỉnh thì cần thời gian tự rèn luyện, chứ còn hứa hẹn thoát khỏi thì …mù mịt.

bữa, có một bạn đặt câu hỏi là đã thấy chồng tây vợ việt, ở với nhau một thời gian thì tiếng anh của cô vợ khá lên, nhưng bữa rồi, bạn ấy gặp anh chồng tây sau một thời gian ảnh phát âm tiếng anh theo giọng việt.

hỏi có ai có trường hợp giống vậy không?

cái mình vô nói là tại anh chồng này không thuần chủng :D, cái anh khác nói là nó không pure hả? mình cười haha, vì cái thuần chủng là cái nguyên chất – original.

câu chuyện khác muốn dẫn ra đây là có anh bị tâm thần, lúc nào ảnh cũng nghĩ là ảnh là hạt thóc, từ đó ảnh sợ gà. sau 3 năm điều trị, thấy ảnh nói năng bình thường, biết mình là người chứ không phải lúa, cái thả ảnh ra.

ai dè mới tới cửa, ảnh nhìn thấy con gà ảnh vắt giò lên cổ chạy, bác sĩ hỏi ảnh tại sao chạy, cái ảnh nói ảnh thì biết ảnh là người, nhưng con gà có biết điều đó không? thành ngữ mình có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” đằng này biết có một trận bại luôn trăm trận.

nhờ cái vụ tìm hiểu câu “trăm trận trăm thắng” này là thành ngữ hay tục ngữ, mới biết có một tác phẩm từ điển tiếng việt do viện ngôn ngữ học phát hành cùng nhà xuất bản đà nẵng năm 1977, quyển này mất biệt trên thị trường.

nhà đà nẵng này có một quyển là việt ngữ của phan khôi. mình có quyển này ở nhà nhưng tiếc là khi lên trang viet-studies vào phần bác ân thì không có. bác ân chỉ sưu tầm các bài báo mà nhà đông tây in sau đó. mình cũng có trọn bộ này.

có một vài nhà nhìn nho nhỏ, ít tiếng tăm nhưng có các tác phẩm hay. như nhà đà nẵng, và nhà thế giới. các nhà cũng có một lĩnh vực riêng, chuyên biệt. làm việc cần cù, chăm chỉ. nhưng ít quảng bá.

giờ mình ở ngoài việt nam, muốn làm gì cũng tự do hơn trong việt nam, nên mình thấy cánh cửa mở rộng cho ngành xuất bản và dịch bản. còn chờ thêm một vài điều kiện cần nữa thì tiến hành làm.

thật ra, câu chuyện đến từ bài tham luận của bác thuần tại hội thảo mùa hè vừa diễn ra ở praha. trong bài bác thuần có nhắc đến nghị quyết 28 -nq/tw. mấy chữ viết tắt sau rất quan trọng không kém cùng với thời gian.

trong bài tham luận của mình, bác thuần bắc đầu bằng nội dung nghị quyết và một bài phỏng vấn liên quan đến nghị quyết, làm mình tò mò là cái nghị quyết này, làm sao lấy được toàn văn bản nghị quyết?

tất nhiên, câu trả lời là không được.

có một công ti luật chuyên về luật doanh nghiệp, thường gửi email chào hàng bằng các nghị quyết, văn bản luật và dưới luật về các vấn đề hoàn thuế, tính chi phí bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp, thì các bạn ấy thường kèm trích đoạn miễn phí các nghị định ban hành liên quan.

nguồn các bạn ấy lấy từ các sở tài chính, hoặc là các bộ, có lưu thông, phổ biến rộng rãi.

điều mình thắc mắc là nếu một người dân bình thường liệu có cửa nào tiếp cận được văn bản đầy đủ một cách hợp pháp không? hình như không. có một số văn bản pháp luật được tập hợp theo chủ đề và xuất bản thành sách, nhưng thường vẫn chậm từ 6 tháng -1 năm so với hiệu lực ban hành.

thành ra, bỏ tiền ra mua để tham khảo là chính chứ ít có tác dụng để áp dụng luật. đây là lỗ hổng khiến cho các doanh nghiệp, hoặc các thành phần liên quan đến luật ban hành không thể tiếp cận để tránh không vi phạm pháp luật.

chuyện này, nhất là luật liên quan đến kế toán, tài chính doanh nghiệp, cứ lên thuế là doanh nghiệp và thuế phang nhau búa xua. luật thì ban hành rồi, kèm theo ngày cụ thể, nhưng đem lên cơ quan địa phương thì chưa có văn bản hướng dẫn là cán bộ từ chối xử lí, bảo chờ.

thời gian văn bản hướng dẫn đi bên trong con đường hành (là)chính thường từ 1 đến 2 quí. trong thời gian đó, thì doanh nghiệp vui lòng chịu phạt theo luật cũ.

thành ra, nhìn thấy xã hội ồn ào đủ thứ chuyện nhưng tiếp cận văn bản chính, đối tượng chính gây ra tiếng vọng ấy thì thường không có. cách truyền khẩu này có từ thời nào không biết mà bây giờ, người dân cứ phải sống bằng tiếng vọng này mãi.

ngay cả mấy bạn đọc sách mà không đọc nguyên bản, xộc thẳng vào tác phẩm, mà phải đọc đường vòng qua người điểm sách, người viết cảm nhận sách, hay còn gọi là review rồi bản thân mình lại bàn về ý kiến của người khác, tạo thêm một tiếng vọng mơ hồ.

thế rồi, cả một nhóm người ngồi với nhau bàn về tiếng vọng. hình như cuốn hang động của josé saramago nói về việc này. trời ơi nhớ sách :D.

 

tham khảo một phần nghị quyết số 28-nq/tw, ban hành ngày 25/10/2013 ở đây

trang wordpress này thi thoảng làm mất hình ảnh đã đăng.

Một suy nghĩ 1 thoughts on “nguyên bản

Bình luận về bài viết này