giả

không biết bắt đầu từ đâu vấn nạn này. tôi có quá nhiều điều để nói về nó, từ thức ăn cho đến chuyện học của con nhỏ. từ danh dự cho đến việc kết bạn.

từ tin gần nhất một vip trả lời rằng sẽ có lãi suất cho vay ở mức 6%/năm. và bà cho rằng đây là mức lãi suất ổn định và phù hợp trong thời điểm này.

không biết tôi có bị nhầm hay không, khi một phát biểu như vậy được truyền thông. thế thì ngân hàng sống bằng gì? lãi suất huy động bằng 9%/năm và lãi suất cho vay bằng 6%/năm. hoặc là ngân hàng quyết định hàng tháng lấy tiền khách hàng bù chi, hoặc ngân hàng nói thế để một năm duyệt khoảng 1-2 hồ sơ vay cho lấy lệ. hoặc tệ hơn nữa, như một nhân viên tín dụng đã từng làm với nhà tôi…

ngân hàng luôn định giá tài sản thế  chấp thấp hơn giá thị trường 1/2 và cho vay trên 70% giá trị được ép đó. và thế là, nhà tôi đã phải vay ngắn hạn với một tài sản gấp 100 lần khoản vay. ngân hàng cố tình ép khách hàng vào khoản nợ xấu để phát mãi chăng? cách nhà tôi 1 căn, một khách hàng đã mua căn nhà bị phát mãi với giá thấp hơn một nửa giá được chủ nhà kêu.

dân bây giờ bảo ngân hàng là tiệm cầm đồ lớn. không một dự án kinh doanh nào được duyệt, tất cả đều phải có thế chấp. nghĩa là lòng tin trong ngân hàng hiện nay giảm dưới mức đáng báo động.

thế nên, tôi nói vị vip đó đang giả tạo ghi điểm, cũng như con gái tôi, đến trường học và học một cách giả tạo. bé vẫn có điểm số, nhưng không còn khả năng làm bài cũ của lớp một. con tôi đứng cuối lớp. tôi biết nếu cháu đi học thêm, sẽ có hạng cao hơn chút. nhưng để làm gì? trong khi khả năng tự học, khả năng biết ơn và nhận biết sự trung thực, lòng tốt, khoan dung gần như không được học ở trường.

tôi nói con tôi đang học một chương trình giả. chương trình giả cung cấp kiến thức cho con tôi.

hồi tôi mới mua smartphone, tôi rất sung sướng chụp ảnh tự sướng, chuyện này bình thường thôi. tải camera 360 về chỉnh ảnh. cũng bình thường, thiên hạ đều làm vậy cả. cho đến một ngày, mọi thứ đã trở nên ảo bởi cái máy thật, người thật, và cảnh thật. tôi bắt đầu thấy sợ. sự sợ hãi nằm ở chỗ đến lúc nào đó có ai đó hỏi tôi rằng tôi đã chụp ảnh này ở đâu, tôi không thể nào chứng mình được cảnh này nằm ở đó.

trong chuyến đi công tác với một bác chuyên chụp hình nghệ thuật 20 năm, bác nói thế giới, cụ thể là dân chuyên nghiệp về nhiếp ảnh, đã từ bỏ rất lâu photoshop mà ở việt nam, mọi người vẫn chỉnh la liệt và cảm thấy hạnh phúc vì nó, trao giải vì nó.

chỉ có mỗi một yếu tố ánh sáng cũng đủ nói lên bức ảnh thật hay giả.

chỉ có mỗi con người cũng đủ nói lên thật hay giả trong cảm nhận cái đẹp méo mó và trung thực.

gần đây nhất là  việc các bạn việt nam tự viết tốt về nhau trên hồ sơ cá nhân ở một mạng nổi tiếng. lại xây dựng uy tín từ những lời giới thiệu giả.

không biết bao giờ xã hội mới thôi cái việc này.

Bình luận về bài viết này