tự mình tạo bẫy

mấy hôm nay thấy thèm tham gia cái vụ làm sao giữ gìn trong sáng tiếng việt nhưng mà công cụ không có, mà tính mình làm việc phải có công cụ, bằng không thì im luôn.

nhưng ý tưởng thì không có im, nó biểu tình.

ý tưởng của mình về việc theo dõi sự phát triển của tiếng việt như sau: qua các lời bài hát.

mấy hôm nay, đang đọc cuốn trăm hoa đua nở trên đất bắc của hoàng văn chí. tìm trên mạng không thấy cái bìa nào. tìm sách in ngoài nước cũng không thấy, chỉ có bản điện tử bản quyền talawas mấy năm trước.

đọc thì hiểu dòng văn thơ đã phát triển như thế nào. sẵn làm việc sửa lỗi của bạn tve, biết thêm một số trích đoạn trong thi nhân việt nam của hoài thanh, hoài chân. mặc dù, cũng trong một tạp chí có nói về vụ hoài thanh gian lận trong một kì thi văn học toàn quốc.

phan khôi viết trong bài phê bình lãnh đạo văn nghệ.

mình mới nói với xã nhà là các nhà xuất bản mình muốn làm là xuất bản các tác phẩm hiếm như thế này, vì nó không còn tính giá trị văn học sử, nhưng nó vẫn còn có người đọc sau 80 năm.

nói về thời gian lịch sử, bữa qua ngồi đọc 26 trang trích trong một tác phẩm mà nhà tri thức đã mua bản quyền, đang kiếm dịch giả. đọc xong 26 trang thấy thông tin rất thú vị, nhưng cũ quá, thông tin từ cách đây 10 năm, rồi đọc thấy phân tích thì hay nhưng thiếu tính thực tiễn.

nghĩa là người đọc xong quyển sách đó thấy trầm trồ, nhưng biểu làm gì thêm nữa thì hết rồi, đọc cho thỏa sức vấn đề thế giới cách đây 10 năm thôi. mặc dù công trình rất đồ sộ và qui mô (2 từ này có nghĩa khác nhau ha).

nhưng mấy dòng viết linh tinh trên không phải ý chính của bài này.

ý mình là thay vì đi dạy hán văn nhằm mang lại sự trong sáng của tiếng việt thì ta nên nghiên cứu kĩ các dòng kĩ thuật (như 4 dòng kĩ thuật trong nấu ăn đã phân tích bên soi) từ thơ, văn, và nhạc.

thật ra nhạc là dễ nhất trong 3 thể loại mình nói trên, vì nói chuyện ngôn ngữ với các nhà thơ chết không thấy xác, còn gọi là chết mất xác. mấy ổng bay bổng, phá cách từ ngữ, ma thuật ghép chữ thuộc hàng thượng thừa, mình nói mấy nhà thơ có tác phẩm đi vào lòng người nha, chứ còn thơ của mấy bác tay búp măng mà ý bút tre thì thua.

còn văn thì nhiều chữ quá, các bác nhà văn xây dựng một tác phẩm là xây dựng ma trận chữ, ánh đèn cuối đường hầm toàn nằm núp trong cái ma trận này. tìm được sự trong sáng của các bác ấy có mà hết một đời người (trung bình 70 năm) cũng chưa ra lấy gì làm bằng chứng thuyết phục quan điểm đột nhiên nẩy sinh trong cái đầu nhỏ bé của mình.

cái đầu nhỏ bé chứa vũ trụ mênh mông, trong thiền có một câu chuyện, lí tụ là người đọc vạn quyển sách, một hôm đến hỏi thiền sư sao hạt đậu có thể chứa vũ trụ được. thiền sư hỏi sao cái đầu của lí tụ có thể chứa vạn quyển sách? thế là ngơ người.

nên dành vài phút thậm chí vài giờ để phân tích cái mênh mông của nhà văn để tìm sự trong sáng tiếng việt theo mình là không tưởng. vậy nên, trong các nhà, mình thấy nhà sĩ, ý nhầm, nhạc sĩ là dễ nhất, một bài hát cùng lắm có mấy câu.

bỏ cái ma mị giai điệu qua một bên thì cái còn lại là cái sườn của bài hát.

một trong những lí do khiến mình nhảy bổ vào nhạc sĩ là mấy nay, thiên hạ đua nhau nghe bản gửi anh xa nhớ, có đoạn mua dăm điếu thuốc, sang thưa chuyện cùng em nghe anh. thiệt tình mà nói, nghe đến đây mình thấy bài hát rất phù hợp làm nhạc nền trong bộ phim em là bà cố nội anh.

vậy thì từ hồi nào mà lời việt nó biến chất phản động như vậy? làm mình phải tìm đến ai là nhạc sĩ đầu tiên của nền tân nhạc việt nam, tìm trên wiki thì ra thông tin rất thú vị, mình cần thêm tài liệu, nhưng mình nghĩ tác giả viết nội dung về nền tân nhạc việt nam trên wiki đáng quí.

muốn phát triển thêm cần mọi người chung tay.

cái mình nghĩ, nếu cứ 5 năm, cho là lời bài hát thay đổi một lần, tùy theo hoàn cảnh xã hội, như thời nhạc phản chiến, hoặc nhạc vàng khi ảnh hưởng dòng nhạc bolero. hoặc như nhạc đỏ, và nhạc trẻ, khoảng những năm 80 viết cho môi trường thanh niên xung phong.

nếu ý chí đủ mạnh để làm tiếp nữa, thì trong mốc thời gian này, tại sao  mình chọn nhạc sĩ a mà không chọn nhạc sĩ b, và tại sao chọn bài hát c mà không chọn bài hát d cũng của cùng một tác giả?

cái mình bị lạc luôn haha.

là vầy, trong lúc hiện thực hóa ý tưởng của mình, thì mình tìm nghe một số bài, mà mấy bạn biết rồi, trừ mấy bạn tuổi đời dưới 25, mê nhạc kpop, thái pop, rồi tàu bóp, thì mấy bạn mà nghe nhạc tiền chiến một hồi là muốn nghỉ hết mấy việc vớ vẩn, linh ta linh tinh như là giữ gìn trong sáng tiếng việt chẳng hạn chỉ để ngồi nghe hết thái thanh, rồi đến mai hoa, rồi qua thu phương, rồi đến thùy chi.

rồi từ đặng thái phong, qua ngô thụy miên, vũ thành an, trịnh công sơn, việt anh, rồi ngồi ngẩn ngơ luôn.

thôi thì, mình không phải là tiên nên đừng đòi hỏi không điên.

xong lại nghĩ tiếp, hay mình lấy 8 biện pháp tu từ (chưa chứng thực ) ra rồi xem từ hồi nào đến hồi nào thì phép so sánh được sử dụng nhiều, rồi từ hồi nào đến hồi nào phép ẩn dụ được sử dụng nhiều.

thường thì ngoài một số nhạc sĩ làm nhạc quá hay thì ngữ pháp các vị ấy ổn, không có nhiều trúc trắc trong việc viết lời. như nhạc sĩ việt anh, nếu viết lời ra thấy toàn ẩn dụ không, hay nhạc sĩ trịnh công sơn lấy lời ra là thấy tả cảnh nhiều, trạng từ chỉ thời gian dài vô tận trong bài hát.

như bài giấc mơ trưa của nhạc sĩ giáng son (mình hâm mộ ban nhạc 5 dòng kẻ lắm) thì phá vỡ chiều không gian trong lời. mà mình cũng mê hòa âm phối khí nữa, đại khái là nếu nghe bài dòng sông lơ đãng của việt anh phải do thu phương hát nhưng hòa âm phối khí là việt anh, và quay phim huỳnh phúc điền.

bởi vậy rơi cái chủm vô bẫy mình luôn, giờ không biết nên lóp ngóp bơi ra hay sao đây.

Bình luận về bài viết này