ừ…mà rồi sao nữa ?

không gì khó khăn trong giao tiếp cho bằng khi bạn kể một câu chuyện đến một người, nhằm chia sẻ thông điệp ẩn. mà người nghe hoặc không đồng tình với ý của bạn, hoặc không cùng tần số với bạn họ sẽ phản ứng như trên: ừ …mà rồi sao nữa?

ừ tức là đã nghe, đã hiểu trên bề mặt vật lí, sao mình thích từ physical ghê, tiếp nhận nhưng không hiểu, hoặc không muốn hiểu phần ẩn dưới. không biết mọi người như thế nào, chứ mình thấy nếu một người không hiểu mấy về ẩn ngữ bạn giấu trong câu chuyện của bạn, đối với mình, mối quan hệ trở nên nhạt dần. cho đến ngày nào đó sẽ kết thúc hẳn.
tiếc là việc này lại xảy ra với người rất gần mình.

sáng nay, mình có việc cần làm với ngân hàng. kì trước có làm một lần rồi, nhưng kì này quan trọng hơn. trong câu chuyện nho nhỏ xảy ra ngày hôm nay, mình thấy học được nhiều điều về người bên cạnh. ờ, nói tóm là mình học tối ngày. thấy vậy chứ, học nhiều vậy cuối cùng ở một mình mới hết mệt mỏi.

lần trước, vợ chồng mình mở hồ sơ bảo lãnh mình. cuộc phỏng vấn không thành công, hồ sơ cần thêm phần chứng minh mối quan hệ giữa hai vợ chồng, chuyển qua hồ sơ cần thêm bằng chứng. kết quả lần thứ hai cũng không thành với lí do hồ sơ nộp quá hạn.
mở hồ sơ bảo lãnh cần điền đúng hồ sơ, xã mình ổng ỉ i đọc hiểu tiếng mĩ, nên điền hồi tào lao, lên phỏng vấn còn điền sai cả thời gian mình đi mĩ. chẳng hiểu vì sao nên nỗi trong khi ổng cầm cuốn pp của mình trong tay.
cái thứ nữa là thủ tục cần thời hạn và phí đóng. tìm trên mạng thấy phí đóng không đề cập, nhưng tất cả các mẫu hồ sơ nộp cho sở di trú đều phải đóng phí. trớ trêu là mấy ông luật sư còn rõ phí đóng hơn là người làm hồ sơ nữa. vì không biết tìm đâu trên trang web chính của sở. thế là hồ sơ mình toi lần thứ nhất. mất khoảng năm ngàn tiền ngu.
lần thứ hai này, xã mình thấy lần đầu làm tào lao quá, thậm chí bà nhân viên phỏng vấn mình trên sở tay đưa hồ sơ mà còn biểu về thuê luật sư làm cho. tức là bả thấy làm không đúng mấy thứ cơ bản biết là thiếu kinh nghiệm rồi. lần này thì thuê luật sư tại bang làm. vì lần này làm sỉ chứ không làm lẻ.

xã mình có một cái mình không biết nói sao, nhưng thiếu một chút gì đó. hồi điền hồ sơ, mình nói để mình đọc kiểm tra lại, cái ổng giận. ý là nói ổng không hiểu tiếng anh hả. mình nói không phải, vì cái này quan trọng với mình, nên mình phải đọc kiểm tra lại. sau nhiều năm chinh chiến trận mạc, mình chẳng tin ai hehe. ít ra là nếu cái qui trình tốt đến mức thuyết phục mình yên tâm ngủ ngon không cần xem lại thì mình còn làm.
ví dụ bài trước mình có nói về việc mấy bạn lấy đèn trên mạng làm mà không biết đèn đó có sở hữu trí tuệ. sự thật là mấy bạn biết chứ, nhưng khi hỏi thì nói dạ em không biết, đẩy phần thiệt hại qua người mua luôn. ngoan lắm, gian nữa. thành ra, mình nói đăng kí sở hữu trí tuệ ở vn đi rồi tính. nếu có bị kiện ở thị trường mĩ, ít ra, kiểu dáng ở việt nam còn được bảo vệ. tức là nói theo kiểu ngang phè phè là, mẫu này thấy đăng kí trong nước không ai lên tiếng, được nhà nước việt công nhận, ai dè nhà nước mĩ công nhận của người khác.

làm kiểu gian ngoan đó thì theo đúng qui tắc luật pháp công nhận, từng bước vẫn có thể thấy được, phát hiện được. chỉ có kiểu làm nửa vời mới chết người. như kiểu ông xã mình thì đúng đến 80% rồi vẫn thiệt hại 100% như thường.
lấy hai đời chồng chứ đến lúc cần giúp thì chả ông nào giúp được, nhẽ bỏ chồng lần thứ hai? phải má mình ra tay nghĩa hiệp, trong khi má cứ mong ngóng con gái nó về việt nam ở với mình, nhà xây to đùng, dọn dẹp sạch sẽ, đặng mốt con về có nhà mà ở. còn mình thì lo ngay ngáy con cái trong nước, ăn uống nhiễm bệnh, đầu óc mụ mị, tâm lí lo sợ, nhân cách không phát triển được. thật ra, nếu nhìn ngang với nhiều gia đình khác thì con mình nó không đến nỗi tệ, tại mình ngu, bước ra thế giới nên mới thấy nó tệ.
qua cambodia là thấy khác rồi, sự chân thật mình không bằng họ, quản lí di sản văn hoá cũng không bằng họ, mà mở miệng nói văn minh họ không bằng mình. qua singapore thì cái nước bé bằng mấy quận của thành phố hồ chí minh. cả nước sing đi có 20 phút là hết cái nước, mà văn minh họ tốt đến nỗi con nít ngồi xe từ nhà đến trường đi có mấy bước chân, vì hệ thống công cộng quá tốt.

hồi nói qua mĩ, bạn hỏi sao mình không học mấy khoá online trên mạng, cần gì phải qua mĩ. mình nói mình muốn sống tại đó xem người dân sống như thế nào. qua đây sống được 2 năm thấy hơi ngán rồi. nước mĩ có nhiều thang bậc trong cách sống lắm. tốt nhất là sống một mình. sống cùng với một người nữa, thấy mệt mỏi quá haha.
lúc đầu nghĩ người mĩ da trắng, gia đình có bằng cấp cao hẳn hoi, nhưng hoá ra, gia đình không cứu nỗi cá nhân. sống nhìn giá trị gần quá, như một bài viết của ông nguyễn thanh việt, giá trị ngắn, không đủ kiên nhẫn theo đuổi các kết quả lâu dài, bền chặt. nhìn thấy kết quả liền liền mới chịu.
chắc đang bị va chạm văn hoá nền của mỗi người. mình thấy sống một mình ở đây là ổn. có một việc làm có thể trả tiền ăn tiền thuê nhà, tiền chi tiêu cá nhân là tốt, hệ thống thư viện, khoa học đều tốt, hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. còn mối quan hệ giữa người với người nên ở mức xã giao là hạnh phúc, không can thiệp quá nhiều vào đời sống riêng là ổn. đỡ hao não, phiền muộn.

số là má mình sẽ chuyển tiền từ trong nước ra cho mình. thấy bạn mình nó chuyển tiền khoảng mấy chục ngàn là nó toàn sử dụng kênh bên ngoài nên mình nghĩ chắc là chuyển tiền trong hệ thống ngân hàng khó. mình mới hỏi nhỏ bạn mình đang làm tại ngân hàng. nó làm cũng hơn 10 năm kinh nghiệm. cái nó chuyển qua nhân viên bên dưới, xong nó nói tối đa có 7 ngàn nếu má mình chuyển qua tài khoản cá nhân mình. bảy ngàn thì không đủ. nên bọn mình phải làm hợp đồng dịch vụ giữa mình với một công ti để chuyển số tiền lớn hơn.
công ti ở đây là của ông xã mình. kèm theo một số giấy tờ chứng minh mình sống hợp pháp ở mĩ. mình nói mình đang bị treo, hợp pháp thì chưa có mà bất hợp pháp thì chưa đến.
tình trạng việt nam gọi là qui hoạch treo. nhưng kiểu logic thông thường của đa số dân sống ở việt nam, chứ ở mĩ thì không bị nha, là nếu trời không nắng thì mưa, chứ không có trời âm u hoặc hiu hiu nắng. kiểu thời tiết này không có áp dụng ở mĩ. mail qua mail lại cả tháng trời, cái nó nói trường hợp của mày khó lắm, để tao coi lách được không nha. giờ đang chờ nó trả lời nữa coi lách bằng cách nào.

bữa qua, má mình ra ngân hàng đang giữ tiền bả, bả hỏi bâng quơ chứ muốn gửi tiền ra nước ngoài sao giờ con? nhân viên nó nói dễ ợt hà cô, tối đa 10 ngàn một năm. tức là tiền chi phí sinh hoạt, chứ mua nhà thì căn cứ hợp đồng mua nhà chuyển còn dễ nữa. nhưng nếu 10 ngàn mà không đủ thì sao con? bản nói cô kêu ba của chỉ, hoặc anh chỉ ra gửi tiếp 10 ngàn nữa. nghĩa là mình nhận tiền không giới hạn haha. má mình nói mà nó ko có giấy tờ gì hết con, tại nó nhận tiền xong nó mới có tiền mở hồ sơ. bạn nhân viên trả lời, tụi con đâu có cần, chỉ cần thông tin tài khoản của chỉ bên mĩ là tụi con chuyển hà. cô thì cầm theo giấy cmnd với giấy khai sinh hoặc hộ khẩu.
sáng nay, xã mình ngồi mở ra lấy số tài khoản với swift của ngân hàng đưa cho mình. mình nói ừ em tin anh nhưng em cũng muốn ra ngân hàng hỏi cho chắc ăn. tại ngân hàng sát bên nhà. cái ổng từ chối, ổng nói đưa hết thông tin rồi, cần gì ra ngoải chìa ra nói chồng tui nói vầy có đúng không?

người việt mình có câu đồng tiền đi liền khúc ruột, huống chi tiền này không thể đi sai được, mình trả lời lại, em đâu có hỏi như vậy, em chỉ hỏi đúng câu em cần hỏi là thông tin tài khoản em để nhận tiền từ việt nam qua. rồi em so sánh hai câu trả lời. xin lỗi chứ, nhiều khi tôi cũng bất nhã lắm. mình ra ngân hàng, đi một mình, hỏi ông nhân viên, ổng nói nhận tiền cần 3 số, số tài khoản, số routing, và số swift của ngân hàng nhận tiền. ổng đưa xong mình hỏi vụ tên mình bị mất một tên lót sợ không đúng với tên trong passport, cái ổng nói được, không sao đâu. không đúng thì ra đổi lại tên.

bài học rút ra là không phải dân trong nghề đừng tỏ ra thông minh. đúng 80% vẫn không phải là đúng 100%. kết quả của 80% là fail.

PS: về nhà mình nói anh đoán coi anh đúng bao nhiêu phần trăm, ổng nói 100%. mình không nói gì thêm, vô email đưa thêm số routing cho má. nhủ thầm trong bụng, từ đây lúc nào cũng phải có phương án b.

 

 

Bình luận về bài viết này