lịch sử hay không lịch sử

sáng nào dậy cũng đọc facebook. facebook thì có tin bạn bè rồi các tin liên quan mà mạng bên việt nam và bên mĩ đều đưa. chỉ khác là bên việt nam là trang cá nhân đưa tin, bên mĩ là các hãng lớn đưa tin. thường những người viết nổi tiếng ở nước ngoài – hay còn gọi là cây bút họ không viết toàn bài, mà họ chỉ viết vài câu đơn giản. vì bài thì bị mua rồi, còn người nào viết độc lập, ngoại trừ các bài được báo mua thì họ public ở trang cá nhân để lấy tiền quảng cáo chứ không post trực tiếp lên facebook, nơi hay bị comment đập tan tành cá tính và miễn phí.

sáng nay, cô em ngoài hưng yên post một cảm xúc về tuấn vũ hát bản hai vì sao lạc. làm mình nổi hứng nghe xong nhảy qua nghe bản chờ em muôn kiếp do vũ khanh hát, xong đàn trong đêm vắng do sĩ phú trình bày. rồi còn nổi hứng muốn viết về nhạc vàng nữa. nhưng hồi trước có đọc một vài bài do các cô chú rất am hiểu về nhạc vàng nên mình muốn viết từ nhạc cách mạng, tiền chiến, đến nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc trẻ, rồi nhạc dịch. nghĩ lại nhiều và rộng quá nên để dành …khi nào tìm hiểu xong viết. 

có một lần, lí đợi nói với mình về cách dân gian truyền đạt sự kiện lịch sử trong các bài vè và bản nhạc, mình mới tình cờ nghe bản phối vết thương cuối cùng của quang hà, tự dưng mình nghĩ đó không phải là một người cụ thể mà đó là một dạng vật chất khác. cũng như một trong các bài thơ tình của xuân diệu nhân vật được đề cập không phải là nữ. dân nghiên cứu gọi đó là văn học sử.

mấy năm gần đây, cũng có một bài vè về nền kinh tế thị trường, tiền là tiên là phật, là sức bật tuổi trẻ, là sức khỏe tuổi già, là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân, là cái cân công lí, tiền là hết ý. vụ này chỉ nói về tiền là thước đo trong xã hội, mà sau này còn ảnh hưởng nhiều giá trị khác. mà quay trở lại đề tài.

nhiều khi có chủ đề cũng hay, đang viết dở nửa chừng, tìm kiếm thông tin google, chat với bạn, chồng hỏi mấy câu, quên mất ý đang định viết, giờ viết tiếp. mấy ngày trước bắt đầu râm ran trên facebook nói về việc môn lịch sử – mình phải tìm hiểu thì mới biết rằng có một cuộc hội thảo về việc tích hợp lịch sử với các môn khác trong chương trình giáo dục phổ thông. trong cuộc tham luận này, lần đầu tiên bộ trưởng bộ giáo dục không tham dự, và giáo viên, người trực tiếp giảng dạy được tham dự. nhìn vào như cái kiểu bộ trưởng không thích ngồi cùng bàn với giáo viên ấy nhỉ.

mình lại gièm, sau đó, có hai luồng ý kiến trái chiều nhau. một luồng cho rằng lịch sử là một vấn đề cần phải có trong môn học nhà trường, nhưng một luồng lại cho rằng, cái thứ lịch sử giả hiệu đó- thứ tồn tại từ năm 1945 đến nay, có đáng để học hay không? đúng là gây hoang mang thật. không học cũng không được mà học cũng không xong.

cũng giống như không ăn thì chết, mà ăn toàn thứ thực phẩm nhiễm độc còn tệ hơn, vì nó sẽ gây ung thư, chết từ từ, hàng ngày đối diện với nỗi đau chết chóc đó. bây giờ mình bàn đến việc vì sao nên nỗi này để phòng ngừa trong tương lai. để trong tương lai có một nền lịch sử “lành mạnh”. như vậy việc đầu tiên là phải kiếm ra một “tư mã thiên”. tư mã thiên vì bênh vực những sự kiện lịch sử mà chấp nhận hình phạt cung hình – tự thiến. sau này thì ông dồn sức viết bộ sử kí.

mình nghĩ từ năm nào thì lịch sử việt nam không còn được minh bạch? giả dụ rằng bắt đầu từ năm cách mạng tháng tám – 1945, mình không bắt đầu từ năm 1930, tức là năm đảng cộng sản ra đời. tư liệu cho thấy rằng đảng cộng sản phải nhiều lần thay đổi cương lĩnh mới đi vào hoạt động chính thức. như thế, ban đầu nó cũng như các tổ chức xã hội khác, chỉ là một nhóm người có cùng chung một đường lối chính trị. sự việc này, sau cũng nêu rõ trong sách lịch sử cấp 3. mình thiếu tư liệu ở đây.

bắt đầu cho cuộc vận động xã hội để hoàn thành cuộc chiến tranh miền bắc, lúc này miền nam gần như tự trị, có đời sống khác hẳn miền bắc. và tư liệu chính thống, cũng như trái chiều từ những người quan trọng, có thể theo dõi các diễn biến quan trọng trong chính quyền là những tư mã thiên của việt nam. nhưng sau đó, bộ chính trị, nơi kiểm soát đảng viên, là một tổ chức gián tiếp kiểm soát hoạt động của nhà cầm quyền, đã bắt đầu manh nha những kế hoạch thủ tiêu và làm hàng loạt cuộc thanh trừ nhằm củng cố quyền lực ngầm của họ. cái này thì trong nhân văn giai phẩm đã tiến hành, ở bộ phận trí thức. bắt đầu từ năm 1955 và kết thúc 3 năm sau đó mà nội bộ câu chuyện đã có nhiều tổn thất cho xã hội trong lúc đó và sau này. cái gương đã rõ. năm diễn ra cải cách ruộng đất thì sớm hơn, từ năm 1953-1956, cũng trong 3 năm. sau này, trong miền nam thì có phong trào gia nhập hợp tác xã.

như vậy, tư mã thiên của chúng ta bây giờ có điều kiện viết nhiều hơn, nhưng công tác tuyên truyền và kiểm soát vẫn chặt chẽ, cùng theo đó là các câu chuyện nếu người trong nhà có một ý tưởng mới, không đúng đường lối của chính quyền lập tức bị chính người trong gia đình tố ngay. việc này nổi ra gay gắt ở miền bắc giữa lí tưởng và mầm mống tư sản. như vậy, một lần nữa, việc hủy tài liệu và chứng cứ lịch sử ngay trong trứng nước diễn ra thường xuyên dưới danh nghĩa có mầm mống nổi loạn. công việc tuyên truyền đinh hướng xã hội chủ nghĩa vẫn tiếp tục ra rả từ phường đến xã. và những người kì cựu vẫn giữ vững lập trường ngây thơ lí tưởng trong điều khiển đảng viên mình. công việc vẫn diễn ra cho đến tận ngày nay, năm 2015.

mình quyết định tìm tư mã thiên của mình. một trong những hình thức có thể tin cậy chính là kí ức của những người đã sống trong thời gian đó. mình may mắn là ở ngoài việt nam, nên sách tham khảo có xuất bản bên trong và cả bên ngoài việt nam. trong kí ức nhiều người, mình chọn một nhà văn, họ khéo léo và trung thực với lương tâm, một người từng làm vị trí quan trọng, nhìn thấy được nhiều thông tin tối mật, và một người khách quan, như nhà báo trong thời gian diễn ra sự kiện. lịch sử quan trọng là sự khách quan, trung thực. trong các sách mình chọn đọc, với những sách mà tác giả có ý tị hiềm chế độ, hoặc có quá nhiều ý chủ quan trong sách thì mình không chọn đọc. cái mình cần là sự kiện, mình không cần chửi rủa, lên án hay khen ngợi.

cần phải có một kĩ năng tốt để chọn lọc. như một người viết tôi giận cô ấy quá, chỉ biết mình không kềm chế được bản thân mà buông một cái trễ môi, hơn là mày đang chửi bố mày đấy hả. đọc vào là biết một người kiểm soát và hiểu rõ cảm xúc/ giới hạn bản thân còn một bên thì nói cho hả tức, đến đâu thì đến. kiểu này viết sử chắc dân nó giết trước khi chính quyền ra tay haha.

thôi, không úp mở nữa, mình chọn quyển “đèn cù” – trần đĩnh, “hai mươi năm miền nam 1955 -1975 ” -nguyễn văn lục, “lịch sử việt nam từ khởi nguồn đến thế kỉ 19” – đào duy anh, “ba phút sự thật” – phùng quán. không hẹn mà gặp 2 xuất bản trong nước và 2 xuất bản ngoài nước. cũng mong được đọc một quyển của bác tạ chí đại trường, dù sở trường của bác là sử trung đại không phải hiện đại.

nhưng mình cũng nói rồi, tư mã thiên của chúng ta đã đi đâu từ năm 1945?

Bình luận về bài viết này